Bình Định: Bán hàng trực tuyến là lợi thế trong kinh doanh...

Bình Định: Bán hàng trực tuyến là lợi thế trong kinh doanh đối với phụ nữ khởi nghiệp

67
SHARE
5/5 - (1 bình chọn)
Chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp. Chủ động tham gia chuyển đổi số giúp đông đảo hội viên, phụ nữ của tỉnh Bình Định bắt kịp xu hướng mới, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
phụ nữ khởi nghiệp Mời các chuyên gia lĩnh vực báng hàng chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên các nền tảng số

Để thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, Hội LHPN tỉnh Bình Định đã tích cực phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho phụ nữ là chủ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ quản lý nâng cao vị thế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Tận dụng các nền tảng số như zalo, facebook, youtube, tiktok, shopee…, chị Đặng Thị Cẩm Lai, xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân đã tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho sản phẩm trà nụ hoa hòe, dầu phộng dầu mè đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Hiện sản phẩm của công ty chị đã được cấp chứng nhận đạt OCOP cấp tỉnh và áp dụng hình thức kinh doanh chủ yếu bán hàng trên mạng, sàn thương mại điện tử, đạt hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Chị Lai chia sẻ: Tôi lựa chọn hình thức bán hàng online vì không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm công ty tôi xuất đi cả trăm đơn hàng.

Chị Bích Kiều, chủ cơ sở sản xuất bột ngũ cốc Khánh Giang tại thành phố Quy Nhơn chia sẻ: “Trước dịch covid-19, tôi chủ yếu bán hàng tại nhà và giao cho các đại lý thuốc tây nhưng mức tiêu thụ không nhiều, Việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến không những là xu thế mà còn là lợi thế cho những người kinh doanh, nhất là những phụ nữ bắt đầu khởi nghiệp. Bởi việc tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử không mất quá nhiều chi phí, mình có thể tiếp cận được với đa dạng khách, nhiều lứa tuổi và cả hàng trong tỉnh, trong nước, thậm chí là cả nước ngoài. Với những đánh giá tích cực từ các khách hàng đã từng mua trên các nền tảng thương mại điện tử chính là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ khiến khách hàng mới yên tâm hơn và sẽ không ngần ngại trải nghiệm sản phẩm”.

phụ nữ khởi nghiệp

Chị Bích Kiều – chủ cơ sở sản xuất bột ngũ cốc Khánh Giang tại thành phố Quy Nhơn

Chị Hoàng Thị Thanh Nhã – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Định chia sẻ: “Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm… Trang bị cho phụ nữ các kiến thức và kỹ năng số cơ bản được coi là một trong những giải pháp giúp mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong thời đại kinh tế số. Thời gian qua, Hội LHPN các cấp tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức các hoạt động Hội. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào phụ nữ trên địa bàn, nhất là việc trang bị kiến thức về chuyển đổi số để giúp phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”.

Thời gian tới, ngoài việc tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, Hội LHPN tỉnh sẽ phối hợp với các ngành chức năng đào tạo giúp hội viên phụ nữ tiếp cận được các nền tảng chuyển đổi số, tham gia sàn thương mại điện tử; đồng thời, kết nối với doanh nghiệp có nguồn lực lớn để đồng hành, hỗ trợ phụ nữ trong quá trình khởi nghiệp.

Ban Kinh tế Hội LHPN tỉnh Bình Định
Nhận xét

Đăng ký xét tuyển trực tuyến Trường Trung cấp Lê Thị Riêng TP Hồ Chí Minh
>>>Đăng ký ngay!<<<