Nhu cầu thị trường lao động rất cần nhân lực chuyên nghiệp

Nhu cầu thị trường lao động rất cần nhân lực chuyên nghiệp

50
SHARE
Rate this post

Điểm đặc trưng của thị trường lao động ngày nay chính là tự do di chuyển, hội nhập toàn cầu, thời đại công nghiệp 4.0 đã gắn kết, đan xen vào nhiều ngành nghề để mở rộng thị trường lao động, mở rộng các ngành nghề…

Cuộc cách mạng số và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn tồn tại. Làn sóng di chuyển lao động quốc tế có khả năng chiếm lĩnh các vị trí việc làm, đòi hỏi trình độ cao đối với thị trường lao động trong nước.

Đồng thời, những đổi mới và tiến bộ của CMCN 4.0 đã tạo ra công nghệ tự động hóa và robot thay thế sức lao động của con người, nhân lực trình độ thấp sẽ bị dư thừa, nếu không trang bị khả năng vận dụng khoa học công nghệ và kỹ năng mềm.

Do đó, việc cạnh tranh nghề nghiệp hiện nay không phải chỉ đơn thuần là cạnh tranh về bằng cấp, cạnh tranh về sự thông minh, tài giỏi, mà còn là sự cạnh tranh về chất lượng công việc, sự đam mê và trách nhiệm với nghề nghiệp.

Thời kỳ nào cũng vậy, sinh viên phải cần nỗ lực học tập, có trình độ nhất định và trau dồi những kỹ năng mềm để chuẩn bị tham gia vào thế giới nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, từ đó tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thiết cho toàn xã hội.

Chúng ta có thể thấy, người có trình độ đại học không thể thất nghiệp lâu dài, mà chỉ có những người không tìm được việc làm tương thích, công việc không xứng đáng với bằng cấp, điều kiện… Vì thế, họ cần phải năng động để thích ứng, tự tạo cơ hội để trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao.

Ở góc nhìn khác, nhiều nhà khoa học đã đưa ra luận cứ chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện ở hàm lượng trí tuệ, trong đó phải kể tới những người lao động có học vấn và kiến thức, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy khả năng… bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với khoa học, công nghệ hiện đại.

Thực tế cho thấy, nhu cầu thị trường lao động ở Việt Nam rất cần nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao, đồng đều, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội. Trong đó, sự chuyên nghiệp có được là nhờ sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc… Nên người lao động chuyên nghiệp luôn biết cách thiết lập quy trình làm việc một cách hiệu quả nhất, điều này không chỉ đo bằng thời gian hoàn thành công việc, mà từ những hiệu quả công việc và cách làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng, với mọi người…

Vấn đề quan trọng hơn nữa của nghề nghiệp và tương lai là người lao động muốn làm việc có thu nhập cao đều phải đầu tư về kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ lao động. Mỗi người có cá tính, sở thích, đam mê và khả năng khác nhau, sự kỳ vọng vào tương lai cũng sẽ khác nhau, nên việc chọn con đường tiến thân sẽ không giống nhau.

Riêng đối với mỗi học sinh chúng ta phải dành thời gian làm tốt việc chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường để khi qua đào tạo chúng ta thật sự có đủ năng lực phù hợp để “hành” nghề, tự tin bước vào thị trường lao động, không thất nghiệp.

Theo thống kê, trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%…

Đồng thời cho thấy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo Đại học chiếm tỷ trọng bình quân 20%, Cao đẳng chiếm 18%, Trung cấp chiếm 27% và Sơ cấp chiếm 25%.

Nhu cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2035 bình quân 320 ngàn chỗ làm việc/năm, trong đó 120 ngàn chỗ làm việc mới bao gồm 90 ngàn lao động phân bổ vào khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, 80 ngàn lao động vào các khu chế xuất, khu công nghiệp 35 ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 60 ngàn lao động vào các cơ sở dịch vụ kinh doanh nhỏ, hộ kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, 35 ngàn lao động vào các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần có vốn Nhà nước. Tính riêng tổng số nhu cầu tuyển dụng tại thành phố, có trên 40% nhu cầu lao động chất lượng cao.

– 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; hóa dược – cao su nhựa; và chế biến lương thực – thực phẩm). Đây là những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo tác động lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác.

– 8 ngành nghề được xác định (công nghệ thông tin – truyền thông; cơ khí – tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính – ngân hàng; y tế; du lịch và quản lý đô thị). Trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu lao động có trình độ đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

– 9 ngành dịch vụ trọng điểm (Tài chính; thương mại; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin và truyền thông; y tế; giáo dục và đào tạo; du lịch; logistics; văn hóa, thể thao). Tổng thể nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ quốc tế của TP. Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, nguồn nhân lực trẻ muốn có thu nhập cao thì phải đầu tư về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ làm việc và ngoại ngữ. Ngoài ra, năng lực bản thân là cơ sở quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ngành và nghề.

Dù yêu thích và lựa chọn nhóm ngành nào, hệ đào tạo nào thì sinh viên, học sinh đều phải quyết tâm học tập, trau dồi kiến thức thật tốt, học và trải nghiệm các kỹ năng một cách thành thạo… Khi tạo được giá trị hành nghề cho bản thân, thì đây mới chính là điều kiện tiên quyết để thành công.

Trần Anh Tuấn

Nguồn: eranet.vn

Nhận xét

Đăng ký xét tuyển trực tuyến Trường Trung cấp Lê Thị Riêng TP Hồ Chí Minh
>>>Đăng ký ngay!<<<